Đôi nét về đá cảnh nghệ thuật tự nhiên (Suiseki)

“Đá cảnh” là gì?

là viên đá, hòn đá dùng để dựng cảnh quan, cảnh quan này chính là sự sao chép các cảnh quan trong thiên nhiên như núi non…; hoặc mô phỏng các chủ đề khác như con người, mái nhà, cây cầu, đồ vật…. Ngoài ra, còn có những viên đá có đường nét độc đáo, hiếm gặp hay gợi ý của hình dáng không rõ ràng, trừu tượng như ẩn như hiện cuốn hút người xem.

Một viên đá bình thường trở thành một tác phẩm?

Sau khi sưu tầm từ sông, suối… chúng cần được chỉ lau chùi sạch sẽ và giữ nguyên bản, và rồi làm cho nó một chân đế bằng gỗ để giữ cho viên đá đứng vững ở tư thế phù hợp hay đặt nó vào khay cát nếu như nó có nội dung liên quan đến nước. Cuối cùng, bạn có thể đặt tên cho viên đá dựa vào chủ đề bạn muốn truyền tại cho người xem. Theo quan điểm của Hiệp tôi, bạn có thể gọi đó là một tác phẩm.

Chia sẻ niềm vui với ai?

Để trân trọng, bạn có thể chọn một vị trí trưng bày thích hợp mà bạn cho rằng ở góc nhìn đó, thì tác phẩm mà bạn đã tạo dựng thể hiện hết sự tỏa sáng của nó đến với các thành viên trong gia đình cũng như các vị khác quý đến thăm nhà bạn. Việc trưng bày ở một góc trang trọng, trên kỷ gỗ, phía sau tác phẩm thường được treo bức tranh hoặc bức thư pháp để phụ họa giúp người thường ngoạn hiểu được ẩn ý của bạn thì thật là tuyệt vời.

Suiseki là gì (Cách hiểu đơn giản)?

Suiseki” là cụm từ nói về đá cảnh tại Nhật Bản vào thập niên đầu thế kỷ 20. Suiseki là danh từ phát âm theo Tiếng Việt là “Sư Sê-ki”. Với từ “Sui” có nghĩa là “Thủy” (nước), “Seki” là “Thạch” (đá). Đá cảnh Suiseki thường được trưng bày trên đế gỗ gọi là Daiza hoặc được trưng bày trên khay làm bằng sứ hay đất nung, kín nước, có rải sỏi nhỏ hoặc cát gọi là “Suiban”, hoặc trên khay đồng gọi là “Doban”.

Suiseki đến Việt nam khi nào?

Nghệ thuật thưởng ngoạn các loại đá cảnh hay còn gọi là ngoạn thạch bắt đầu từ hơn 1000 năm trước tại Trung Hoa sau đó lan truyền qua Nhật Bản được hơn 400 năm với các hiệp hội nổi tiếng có tuổi đời gần 60 năm đó là “Nippon suiseki association”, tiếp tục lan đến các nước Triều Tiên, phương Tây gần 100 năm trở lại đây, riêng Châu Âu có Italian association of Suiseki lovers rồi đến các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia… Còn tại Việt Nam “Đá cảnh” chỉ phát triển mạnh khi kinh tế nước nhà khởi sắc từ thập niên 1990.

Cái hay cái đẹp sẽ mãi trường tồn và phát triển, vượt qua biên giới của các quốc gia để lan rộng toàn cầu, đây chính là xu thế tất yếu. Cho dù bất đồng ngôn ngữ nhưng môn nghệ thuật này sẽ đưa những người có cùng chí hướng gần nhau hơn, chẳng cần nói cũng hiểu, giống như thấy là ngộ, môn nghệ thuật này tưởng rườm rà phức tạp nhưng lại rất đơn giản, sự đơn giản tự nhiên này là yếu lý sống dần dần giúp cho chất lượng cuộc sống của những ngoạn thạch nhân (Người thưởng ngoạn đá cảnh) ngày một tốt hơn, yên bình hơn trong chốn bon chen giữa đời thường.

Ninh Hữu Hiệp

(Vui lòng liên lạc qua email khi cần: hiepninh46@gmail.com)

ĐÁ CẢNH THỂ LOẠI HÌNH DÁNG

ĐÁ CẢNH THỂ LOẠI VÂN THẠCH