Nghệ thuật chơi đá cảnh của người Việt

nghe-thuat-choi-da-canh_03

Hiện nay khi nói đến chơi đá cảnh thì người Việt chúng ta thường nhắc đến hay từ “Suiseki” và “Biseki”. Suiseki là tên gọi về nghệ thuật chơi đá cảnh của người Nhật Bản, Biseki là tên gọi về cách chơi đá của người Trung Quốc.

Nghệ thuật chơi đá kiểu Suiseki chúng ta nên hiểu đơn giản là nói đến những viên đá nguyên bản trong tự nhiên không qua chế tác chỉ chùi rửa sạch. Còn Biseki là nói đến những viên đá được mài, đánh bóng, cắt dũa tạo hình tạo dáng. Tại Việt Nam những người chơi đá thường dùng những tên gọi chung là “Đá Cảnh” nhằm bao hàm cả SuisekiBiseki, có người thì thích chơi đá kiểu Suiseki, có người thì thích chơi kiểu Biseki. Quý vị có thể tìm hiểu về Suiseki là gì? trong bài viết này https://dacanhnghethuat.com/suiseki-la-gi/  và Biseki là gì?.  

Những người chơi đá cảnh nghệ thuật với thú đam mê và tình yêu dành cho đá rất mãnh liệt, họ tốn rất nhiều công sức, tiền của để sưu tầm hàng loạt tác phẩm đá cảnh vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị cao đem lại nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn. Đa số những người chơi thường là tình cờ rồi bén duyên với đá rồi sau đó tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu dần họ tham gia vào các câu lạc bộ đá cảnh nghệ thuật nhằm nâng tầm kiến thức về đá cảnh.

nghe-thuat-choi-da-canh-2

Dưới góc nhìn và cảm nhận của người chơi đá cảnh tuy bề ngoài những viên đá, tản đá có hình dáng xù xì, thô ráp nhưng nó đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên. Đối với nghệ thuật chơi đá, ngoài kiến thức về đá cảnh (Suiseki, Biseki) đòi hỏi người chơi cần có trí tưởng tượng phong phú, hòa đồng hiểu rõ thiên nhiên mới phát hiện được những kiệt tác và giá trị ẩn trong muôn ngàn những viên đá ở khắp mọi nơi sơn thủy mà người khác nhìn vào như là một viên đá bình thường. Một trong những yếu tố thành công khi chơi đá cảnh là người chơi phải có sức khỏe, tính kiên nhẫn, kiên trì chịu khó đi khắp những vùng miền xa xuôi hẻo lánh mới có được tác phẩm giá trị chứ không cần phải có những kỹ thuật chơi đá cảnh nào cả tất cả được đút kết từ kinh nghiệm mà ra.

Khi tìm được đá cảnh, nguyên tắc cơ bản của những người chơi đá cảnh là không tác động, cải sửa, gọt giủa  thêm bớt theo ý mà họ đảm bảo tính nguyên bản tự nhiên của đá trước rồi sau đó mới xem xét rồi phân loại viên đá theo kiểu chơi Suiseki hay là Biseki. Nên khi đưa đá về nhà họ thường cẩn thận tỉ mỉ cọ rửa sạch sẻ để lộ ra hết vẻ đẹp của đá sau đó suy nghĩ phân tích để đặt tên cho tác phẩm, đòi hỏi người chơi phải có thiên nhãn để phát hiện ra giá trị của nó mới có thể đặt tên được.

nghe-thuat-choi-da-canh-4

Cách chơi đá cảnh của người Việt chúng ta tuy có nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng cũng không khác mấy gì về cách chơi truyền thống của người Nhật Bản và Trung Quốc như: ảnh hưởng về cách chơi, cách đặt tên. Tại nước ta người chơi đá có những cách chơi độc đáo đặc trưng bằng những loại đá phân bổ trong tự nhiên của nhiều địa phương đã tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao. Tính từ các tỉnh phía bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Ninh Bình, Hòa Bình có rất nhiều loại đá trầm trích như đá vôi có nhiều hình dáng đẹp, nhiều màu sắc lạ mắt và các loại khoáng vật như: Thạch Anh, Calcite và nhiều tinh thể trong suốt có giá trị cao. Các khu vực miền Trung như: Quảng trị, Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên xuất hiện nhiều loại đá Magma và các loại đá biến chất như: Basalt, Granite, Gneiss, Pegmatite ở dạng cuội có nhiều vân thạch tạo ra nhiều hình ảnh lạ mắt và đẹp được nhiều nghệ nhân yêu thích đi sưu tầm và đưa vào bộ sưu tập đá cảnh của họ và mang đi triễn lãm tại các hội chợ đá cảnh và các câu lạc bộ đá cảnh nghệ thuật tại nhiều nơi ở nước ta. Từ các tỉnh ven miền Trung Trở vào Nam như: Khánh Hòa, Đắk Lăk, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đồng Nai rất nổi tiếng với các loại đá Bascalt Thạch An, đá Granite, Đặc nhiệt như ở Đắc Nông, Bình Phước và một số huyện của Lâm Đồng như: Di Linh, Lâm Hà và thị xã Bảo Lộc có nhiều loại đá Bascalt đen (đá Huyền Vũ), Chalcedony, Opal có nhiều hình dáng đẹp màu sắc sặc sỡ được nhiều nghệ nhân ưa thích họ sưu tầm và mang đi triễn lãm tại các hội chợ đá cảnh vào các dịp tết Nguyên Đáng như: hội chợ triễn lãm đá cảnh tại công viên Tao Đàn Tp.HCM.

 

Đá Cảnh Nghệ Thuật