Phân loại cơ bản Suiseki

Làm thế nào để ta có thể phân loại được một viên đá trong số hàng nghìn những viên đá cảnh suiseki đa dạng, phong phú và phức tạp của tự nhiên? Ở mỗi góc nhìn khác nhau nó cho ta hình dạng của một con thỏ hoặc một con sư tử? Nó có thể được phân thành  “kiểu hình ảnh trên bề mặt viên đá thường được các nghệ nhân gọi là Vân thạch” hoặc “Hình thể được nhìn theo không gian ba chiều 3D còn được gọi là Hình thạch” ? Nếu viên đá có được cả hai vừa vân thạch vừa hình thạch, ta phải chọn cách phân loại nào? Chủ nhân của viên đá vui lòng quyết định.

Trong thế giới đá cảnh nghệ thuật, không chỉ có một cách để phân loại viên đá. Ảnh hưởng bởi những hệ thống phân loại truyền thống, phân loại đá cảnh suiseki vẫn là vấn đề tư duy và sự tinh tế của nhà sưu tập. Một viên đá cảnh thật ấn tượng có thể hợp với nhiều cách phân loại, và nhà sưu tập được vinh dự chọn cách phân loại nào mà họ cảm thấy nó làm nổi bật tính thiên nhiên nhất của viên đá. Để có một cái tên hay cho tác phẩm thì cần phải tìm được cách phân loại tối ưu.

Các tiền nhân đã để lại nhiều cách thức phân loại khác nhau, có thể phân loại dựa vào địa danh (Vị trí địa lý) thu lượm được viên đá, ví dụ đá Setagawa, đá Đại Bình…hay dựa theo kiểu thức hình ảnh bề mặt ví dụ như đá hoa cúc…Hoặc là loại đá tự nhiên (Suiseki) hay không tự nhiên và đã được đánh bóng (Biseki)…

Nói chung, có dùng cách phân loại nào thì cũng nhằm mục đích là giúp những thưởng ngoạn dễ phân biệt từ nguồn gốc đến cách thưởng ngoạn viên đá.

Dưới đây là trật tự đặt tên tác phẩm Suiseki của người Nhật: (nếu có hơn một hệ thống phân loại được đề nghị).

  • nơi xuất xứ
  • kiểu bề mặt
  • màu
  • hình dáng
  • một cái tên đầy chất thơ được dùng sau lần phân loại cuối cùng
  • hiếm khi sử dụng cả bốn tiêu chí này.

Hầu hết người Mỹ phân loại đá cảnh Suiseki theo hình dáng hay kiểu dáng bề mặt, đôi khi theo nguồn gốc, và để tăng tính phổ biến thì thêm một cái tên có chất thơ phú.

Các nhà sưu tập Nhật Bản cũng sử dụng những kiểu phân loại sau:

  • Biseki: thường được đánh bóng và tạo hình
  • Chinseki (đá hiếm): đá rất hiếm với những đường nét tự nhiên không thường thấy
  • Suiseki (đá tự nhiên): được phân theo các thể loại phong cảnh, vật thể, bề mặt…

Tác giả: Ninh Hữu Hiệp

Đá Cảnh Nghệ Thuật