Phân biệt Đá cảnh Suiseki và Biseki

Suiseki
Đá Cảnh Nguyên Bản

  • Viên đá cảnh được giữ nguyên những đường nét vốn có do tự nhiên tạo. Con người không can thiệp gì cả.
  • Không bị sứt mẻ.
  • Được bào mòn và phong hóa bởi nước. Đá được sưu tầm từ suối, sông, biển.
  • Chỉ một viên đá diễn tả đủ nội dung hay chủ đề của tác phẩm.
  • Chỉ là đá chứ không dùng tinh thể khoáng.
  • Nét đẹp từ đường nét bên ngoài
  • Màu chủ đạo là màu đen
  • Hình tượng được ưa chuộng hơn vân thạch.
  • Da đá tác động lớn đến cảm xúc thưởng ngoạn

Biseki
Đá Cảnh Chế Tác

  • Viên đá tự nhiên được dùng máy mài lột phần vỏ và được đánh bóng. Nếu giữ được dáng thế tự nhiên càng tốt. Thường bị tạo tác theo ý người chủ sở hữu.
  • Do được mài bóng nên ko còn sứt mẻ.
  • Đá đồi hay đá nước đều được chỉ cần khi mày bóng sẽ cho ta vân sắc đẹp do chất đá mang lại.
  • Không hạn chế số lượng viên trong một chủ đề hay tác phẩm
  • Đá hay khoáng đều được.
  • Phải lột da để tìm nét đẹp từ chất liệu bên trong của chất đá.
  • Màu sắc càng sặc sỡ càng tốt
  • Vân thạch ưa chuộng hơn hình tượng.
  • Kiến trúc chất đá ảnh hưởng đến cảm xúc người xem.

Kiến trúc đá cảnh chính là da đá, mặt da sần sùi hay láng bóng…
Vân thạch = đá có vân nổi hay chìm, có khi vân bằng thạch anh màu trắng, hay đá có nổi phù điêu, hay chất đá kết tinh tạo hình thù bằng các loại khoáng chất chứa trong đá. Loại này giống như tranh vẽ.
Hình tượng = loại đá có hình không gian 3 chiều.
Phong hóa = ăn mòn, bào mòn, bởi nước, không khí, cát…
Khoáng chất khác với đá là vì khoáng chất là một chất còn đá thường từ 2 hay nhiều khoáng chất tạo thành. Ví dụ: Thạch anh là khoáng chất, pridot là khóang chất, olivine là khoáng chất nhưng trong thành phần của đá Bazan lại có cả 3 loại khoáng trên.

Tác giả: Ninh Hữu Hiệp

* Về Yên Bái chiêm ngưỡng sắc màu, linh khí của trời đất với nghề đá cảnh Suối Giàng Yên Bái

Đá Cảnh Nghệ Thuật