Kỹ Thuật Làm Daiza cho 1 Suieki của LUCIANA QUEIROLO

Bản thân tôi tin chắc rằng linh hồn của đá cảnh nghệ thuật suiseki không hề liên kết chặt chẽ với 1 viên đá đẹp, thứ mà bạn có thể không tìm thấy được sau một khoảng thời gian dài tìm kiếm, Matsuura đã từng nói vậy. Đối với tôi, nghệ thuật suseki là khi bạn đạt được ý niệm chiến thắng hoàn toàn, khi một viên đá cảnh đẹp được trưng bày phù hợp trên một cái đế gỗ, và được đặt trong một bối cảnh phù hợp.

Một đế gỗ phải nâng cao được vẻ đẹp của viên đá cảnh chứ không phải dìm nó xuống. Nhưng nó phải được làm bằng những cách mà có thể tăng thêm giá trị cũng như tính nghệ thuật của viên đá, theo lối mà mỗi viên đá có một ít tiềm năng mà không có nhìêu ảnh hưởng đến toàn bộ tác phẩm bao gồm cả đế. Không thể nào cung cấp được một chủ đề, lời văn hay từ ngữ để chỉ ra được vai trò chính của viên đá, nhưng nó phải nêu lên rõ ràng trong việc giới thiệu chủ đề của tác phẩm mà không phóng đại lên.

Vì ta phải mất rất nhiều thời gian và sự tận tâm để làm nên một cái đế hoàn chỉnh, nên câu hỏi rất thường xuyên được đặt ra là: Tại sao lại phải mất quá nhiều thời gian để trau chuốt phần bên trong hay phần bụng của đế,như nó chưa từng được thấy? Câu trả lời là: Không phải bạn mặc đồ lót lạ mắt bên dưới chiếc đầm dạ hội của bạn? Để đề cao vẻ bề ngoài hay tìm kiếm sự cải thiện, sự trang trọng? Quả là 1 sự ngạc nhiên khó chịu cho những nhân chứng chăm chỉ, những người nâng viên đá lên để đánh giá sự nguyên vẹn của viên đá! Đây là một câu hỏi tôn trọng chứ không phải đơn giản là lấy điểm với ban giám khảo.
Nội Quy: Tôn trọng những thứ được yêu
YÊU QUÝ : viên đá. Để liên kết chặt chẽ với bản thân, anh hoặc cô  là người làm ra đế của đá cảnh suiseki.

đá cảnh nghệ thuật

Cái đế trông giống như bàn tay của tôi vậy

Phần cạo bên trong giống như lòng bàn tay của tôi, và điều này có nghĩa là viên đá vừa khít với đế mà không có đánh lừa bằng cách làm khớp bằng các loại keo và bột đắp.

đá cảnh nghệ thuật

Đáy của đế được xem như lưng bàn tay của tôi

đá cảnh nghệt thuật

Cách chính xác để làm việc với phần đáy hay phần bụng qui định sự hoàn chỉnh của đế với mức độ cao: Phần nền uyển chuyển và hài hoà sẽ tạo nên một cấu trúc vững chắc để giữ viên đá.

đá cảnh nghệ thuật

Để đánh dấu đường viền quanh viên đá lên miếng, tôi không sử dụng viết chì mà sử dụng viết mực hay viết bi : tôi thường hay làm gãy ngòi viết chì.

đá cảnh nghệ thuật

Những đường viền bắt buộc phải vẽ thì thường không đơn giản hay là một đường thẳng. Thường thì chúng theo các khe hẹp và sâu, đó là những bãi mìn thực sự cho đầu bút chì.

Nếu tôi vẽ đường viền của phần rãnh, tôi sẽ bắt đầu nhè nhẹ từ mặt bên trong phía bên kia. Từng inch một viên đá thấp dần xuống và tôi luôn sao chép đường viền bằng cách mà nó thêm vào phần biên của viên đá hướng xuống, ngay cả khi chúng vuông góc với nhau(việc này xảy ra rất thường xuyên!).

Khi khắc đế ta phải theo những nét ngoài của viên đá một cách chính xác hoàn toàn mỗi khi ta hạ viên đá xuống nếu không thì bạn sẽ phải làm rỗng phần không gian ở giữa viền ngoài và phần nền của viên đá cảnh.

Phải liên tục loại bỏ gỗ trong từng bước sẽ tốn rất nhìêu thời gian nhưng để thêm gỗ vào những nơi mất đi thì lại không thế cho dù có tốn bao nhiêu thời gian đi chăng nữa. Và nếu lỡ làm hư thì ta sẽ phải làm lại một cái mới. Mọi thứ phải bắt đầu từ bước đầu tiên ít nhất là nếu bạn may mắn có một phiến gỗ có kích thước phù hợp.

Ở giai đoạn đầu tiên có thể đỡ tốn thời gian hơn nếu ta sử dụng một khung máy cán.

đá cảnh nghệ thuật

Từ kinh nghiệm bản thân tôi khuyên bạn nên làm rỗng phần bụng trước với một cái máy phay lớn.Sau đó bạn phải lần theo đường viền ngoài (đã viền bằng bút bi) với một mũi maì hình trụ.

Một khi đã khắc thô để có thể đặt viên đá vào, ta tiếp tục công việc bằng cách sử dụng một dụng cụ quay tay nhỏ , sử dụng giấy carbon giữa gỗ và viên đá để có thể cập nhật những điểm tiếp xúc giữa viên đá và đế gỗ.

Hơn nữa trên một viên đá mà thoạt nhìn dường như chỉ cần một đế phẳng đơn giản , bạn luôn có thể thấy được nó có rất nhiều đường nét bất thường.

Phần dốc của rãnh có thể được làm thoải mái bằng cách sử dụng một mũi khoan cái hình nón.

Với mũi khoan này ta cũng có thể loại bỏ những vết cháy, kết quả của việc mài bằng máy. Tôi nối các đường viền và làm chúng trở nên mềm mại hơn. Mũi mài cát nhám đặt trên một trục linh hoạt là dụng cụ đục của tôi., là cây bút chì dùng để chỉnh sửa kiểu đế của tôi, trong khi tôi giữ phiến gỗ chắc chắn với cánh tay còn lại của mình.

Phải chắc chắn rằng đỉnh của hình trụ phải phù hợp với việc tạo hai cái gờ tạm thời.Khi cần có thể mài luôn hoặc làm mịn góc của đế.

Khi sử dụng phiến gỗ bạn cần tạo cho nó một độ dày mong muốn. Đôi khi bạn nên chia tấm ván làm hai nếu độ dày cho phép. Giải pháp cuối cùng này không tốn của bạn nhiều thời gian và công sức, nói cụ thể nếu bạn sử dụng loại gỗ như gỗ dái ngựa (mahogany) tạo nhìều mùn cưa dạng bột. Và nó sẽ tiết kiệm cho bạn gỗ tốt.

Với những viên đá thuộc loại đá vật thể , không chỉ quan trọng ở việc chọn mặt đúng mà còn phải quan tâm đến độ dốc giữa viên đá và đế mà từ đó sức mạnh bắt nguồn trong sự biểu hiện. Vì vậy đây không chỉ là một việc truy tìm sự cân bằng mà cũng là cuộc truy tìm những đường nét thể hiện được cảm xúc của hình dáng viên đá.

Vẫn còn vô số vấn đề để nói về việc này: như quan tâm đến phần viền của bên sườn, đường vân ngoài, chân đế và nhiều thủ thuật nhỏ : như màu sắc , đánh nhám (chà nhám), việc quét sơn hay đánh bóng, sẽ giúp tạo một lớp bóng cho đế gỗ. Không thể nào nói hết về nước bóng của đá cảnh suiseki mà không nói về vấn đề hài hoà giữa viên đá và hình dạng của đế….

Tôi sẽ nói thêm với các bạn về chúng, ít nhất nếu chúng là những gì bạn muốn.

Ninh Hữu Hiệp dịch

Đá Cảnh Nghệ Thuật