Kỹ thuật chế tác đá theo kiểu Biseki

Không giống như đá cảnh tự nhiên nguyên bản ( Suiseki ), đá chế tác trong đó có đá chỉ qua khâu lột vỏ và đánh bóng còn có tên gọi là Biseki. Để lột da và đánh bóng cần có những điểm lưu ý mà các bạn cần nắm rõ qua kỹ thuật và nghệ thuật chế tác một Biseki dưới đây.

Xuất phát từ định nghĩa một Biseki là :

  • Đá cảnh tự nhiên đã được mài và đánh bóng để làm tăng vẻ đẹp của chúng.
  • Không cần có một hình dáng gợi cảm bên ngoài như suiseki, mà cần hình dáng bắt mắt, hình ảnh trên bề mặt đá (vân thạch) mô phỏng một phong cảnh trong thiên nhiên, hình con người, vật… hiện trên bề mặt đá do chất liệu tạo thành.
  • Dưới đây là các bước thực hiện việc chế tác một Biseki:

Chuẩn bị:

I/ Thiết bị:
a/ Máy cắt: Là loại mô tơ cầm tay tự chế hoặc máy mài chuyên dụng có sẵn ngòai thị tường. Khi cắt nướ cần chứ ý mua loại thông gió nằm gần đầu có dây điện để tiện việc chắn nước bị hút vào máy mài rất nhanh bị hỏng và rò rỉ điện. Loại máy dưới đây không phù hợp để cắt nước.
Bạn tìm trên thị trường máy đã qua sử dụng của Nhật (máy second hand) có công tắc nằm ở đuôi máy nơi có đầu dây điện.

đá cảnh nghệ thuật

Lưỡi cắt đá: có rất nhiều loại lưỡi cắt, hầu hết bằng hợp kim, cần lưu ý mua lưỡi cắt có khoang hợp kim liền, đừng mua loại đứt khoảng, vì khi sử dụng được một thời gian thì phần hợp kim có thể bị bung ra khỏi phần lưỡi rất nguy hiểm.

Việc chế tác biseki sẽ có các bước:

  • Bước 1: là quá trình tạo dáng.
    Trước hết, chọn chủ đề ưng ý nhất làm mặt chính diện cho tác phẩm, chọn phần cần dấu (xấu, bị lỗi, sâu đá…) làm phần đáy, ta có thể cắt bỏ phần đó để tạo phần chân phẳng phiu dễ đứng. Thường hiện nay trên thị trường bán thơ sau đó phá và tạo dáng nhẹ theo các đường cong, vết vỡ có sẳn trên viên đá. Việc gọt giũa thực hiện bằng lưỡi cắt hợp kim, với máy cầm tay hay cố định, có vòng xoay vừa phải, cùng với nước hoặc không nước tùy vào ý thích của nghệ nhân.
  • Bước 2: đánh bóng.
    Nhằm xoá sạch vết xước, tạo ra lớp bóng bằng các cỡ giấy nhám từ thô đến mịn. Có thể dùng phíp đánh bóng của Trung Quốc, bán tại chợ Kim Biên, Khu Dân Sinh (TP.HCM), các số từ mài thô đến tinh và bóng thứ tự là 50, 200, 800, 1500,3000, Siêu bóng. Tốc độ máy đánh có vòng quay từ nhanh đến chậm (Siêu bóng cần đánh chậm).
  • Bước 3: làm chân đế.
    Làm đế cho tác phẩm biseki có phần dễ hơn đá cảnh suiseki là vì biseki có chân bằng phẳng và vững chắc là nhờ ta có thể cắt chân đá. Chọn một miếng gỗ thích hợp, cân đối với tỉ lệ, kích thước của viên đá. Có thể áp dụng tỉ lệ làm Daiza của Suiseki. Cách làm tượng tự như làm Daiza cho Suiseki hoặc có thể sáng tác thêm nhưng vẫn phải đảm bảo tính cân đối, hài hòa.
  • Cần lưu ý: vì mọi thao tác chế tác đều dùng các loại máy móc có tốc độ nên nghệ nhân cần phải:
    • Đeo kính bảo vệ mắt.
    • Mang giày cách điện vì khi cắt phá hay đánh bóng phải làm ở môi trường ẩm ướt.
    • Đảm bảo các thiết bị điện không bị rò rỉ điện.
    • Mang khẩu trang khi đánh bóng và chà nhám gỗ, phun véc ni.

* Về Yên Bái chiêm ngưỡng sắc màu, linh khí của trời đất với nghề đá cảnh Suối Giàng Yên Bái

Đá Cảnh Nghệ Thuật