Giá trị của những viên đá cảnh đẹp tự nhiên và đá cảnh chế tác

da-canh-dep-tu-nhien-suiseki

Đá cảnh đẹp không đơn giản như chúng ta nghĩ, không phải nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá viên đá đó đẹp là đủ. Mà là viên đá cảnh phải đẹp một cách tự nhiên, vừa đẹp bên ngoài vừa đẹp bên trong; nét đẹp bên ngoài được đánh giá qua: hình dáng, các đường nét vân trên đá, đẹp về màu sắc; Nét đẹp bên trong: là nét đẹp về ý nghĩa của đá thể hiện lên điều gì bắt buộc người chơi, người xem phải hiểu được, thần thái của nó, đẹp về chất đá thuộc loại đá gì…

– Đá cảnh đẹp được phân theo 2 loại nét đẹp: Đá cảnh đẹp tự nhiênđá cảnh đẹp chế tác.

+ Đá cảnh đẹp tự nhiên còn được gọi là đá cảnh Suiseki: Là viên đá cảnh khi được những nhà sưu tầm đá mang về họ chỉ chùi rữa sạch bùn đất,
bụi bám bên ngoài để phô ra nét đẹp tự nhiên từ da thịt của đá mà không qua chế tác như đục đẻo…

+ Đá cảnh đẹp chế tác còn gọi là đá cảnh Biseki: Là viên đá khi được khai tác sưu tầm mang về người chơi cảm nhận được nó chỉ có nét đẹp bên trong nhiều hơn nét đẹp bên ngoài lúc đó họ sẽ dùng dụng cụ máy móc để khai phá tạo hình, tạo dáng cho ra nét đẹp của đá theo ý muốn. Không vì thế mà giá trị của đá cảnh đẹp theo kiểu đẹp chế tác thu kém của đá cảnh đẹp tự nhiên, mà phải tùy vào cảm nhận và suy nghĩ của người chơi và giá trị của mỗi viên đá mang lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chất đá, vân đá, hình dáng…hai loại đá cảnh đẹp này luôn luôn đi đôi với nhau không hơn không kém như kẻ tám lạng người nửa cân.

* Bộ sưu tập đá cảnh tự nhiên và đá cảnh chế tác:

da-canh-dep-tu-nhien-suiseki
Giải Nhất loại Phong cảnh của Ô.Carlo Laghi
da-canh-dep-tu-nhien-suiseki1
Giải Nhất loại Nơi trú ẩn của Ô. ClaudioVilla

 

da-canh-dep-tu-nhien-suiseki2
Giải Nhất loại Vật thể của Ô. Marco Favero
Giải Nhất loại Kiểu thức bề mặt của Ô.Carlo Laghi
Giải Nhất loại Kiểu thức bề mặt của Ô.Carlo Laghi
da-canh-dep-tu-nhien-suiseki4
Giải Nhất loại Trừu tượng của Ô. Renzo Rabitti

* Về vùng nú Yên Bái chiêm ngưỡng nét đẹp của đánh cảnh Suối Giàng Yên Bái

Đá Cảnh Nghệ Thuật