Đá cảnh Ninh Bình

Đá cảnh Ninh Bình được biết đến là nhờ vào cách chơi đá cảnh, chơi gỗ lũa của người dân nơi đây. Tại thị xã Tam Điệp nổi danh khắp tỉnh Ninh Bình vì vùng đất nơi đây được trời đất tạo hóa ban tặng một nguồn tài nguyên đá cảnh hết sức đa dạng và phong phú như: Đá kẹp vàng, đã gỗ lũa, đá mồ côi, đá kẻ đen, đá tai mèo xương hanh hốc… Mỗi viên đá, loại đá có nhiều hình dáng, vân đá đẹp và lạ mắt. Đây là nguồn gốc để phát triển ngành đá cảnh.

Được biết gỗ lũa kết hợp với cây cảnh, đá cảnh là thú chơi tao nhã của những người lớn tuổi từ thời ông cha truyền lại. Những người chơi đá cảnh với lòng đam mê dành cho đá ở thị xã Tam Điệp đã thành lập Câu lạc bộ đá cảnh, vừa có thể kinh doanh và thỏa sức đi chinh phục vẻ đẹp từ đá.

Nghề chế tác đá cảnh, gỗ lũa được xem như là một nét đẹp văn hóa đồng thời cũng là nghề sản xuất mua bán đá cảnh Ninh Bình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu. Tại Tam Điệp từ chỗ chỉ có một vài hộ nhỏ lẻ, hiện nay đã thu hút gần 20 thành viên. Các thành viên đã tự bỏ vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho hơn 50 lao động nông nhàn địa phương. Sản phẩm đa dạng: bàn nghế bằng gỗ lũa, tranh tượng, kệ cảnh, tượng nghệ thuật.

go-lua-ninh-binh

Năm 2011, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền thị xã, chỉ định trực tiếp là Phòng Kinh tế, Hội đã phối hợp thực hiện đề án “Mở rộng, phát triển nghề đá cảnh, gỗ lũa trên địa bàn thị xã Tam Điệp” với mục đích đưa nghề đá cảnh gỗ lũa phát triển sâu rộng trong nhân dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập. Đồng thời các sản phẩm đá cảnh, gỗ lũa sẽ làm phong phú thêm dịch vụ du lịch trên địa bàn. Kết thúc đề án đã thu hút được gần 60 hộ tham gia làm nghề, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Nghề sinh vật cảnh phát triển sẽ kéo theo nhiều ngành nghề hoạt động dịch vụ khác như làm non bộ, ang chậu cảnh, làm bể cá… cũng sẽ phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập cao. Tuy nhiên, ở Tam Điệp nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung hiện nay mới chỉ tập trung vào nghề trồng cây cảnh. Để các sản phẩm sinh vật cảnh có sự phong phú, đa dạng về chủng loại, số lượng và chỗ đứng trên thị trường, thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa đến bộ môn đá cảnh và gỗ lũa thông qua công tác đào tạo nghề, tổ chức các cuộc thi triển lãm về đá cảnh, gỗ lũa để các hội viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, về thị trường cung, nhu cầu sinh vật cảnh của con người.

* Xem thêm: mua bán đá cảnh

Đá Cảnh Nghệ Thuật