Đá cảnh nghệ thuật

Trang www.dacanhnghethuat.com là trang web giới thiệu tới bạn đọc về nền đá cảnh của nước nhà nói riêng và đá cảnh của thế giới  nói chung, trong đó ở Châu Á dẫn đầu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cộng đồng chung Châu  như Ý, Đức, Châu Mỹ... Ở nước ta, đá cảnh được các nghệ nhân thu thập từ khắp vùng miền trên cả nước với đủ chủng loại khác nhau…

* Đá cảnh tự nhiên nguyên bản (đá cảnh Suiseki):

– Là những viên đá cảnh giữ nguyên những đường nét vốn có do tự nhiên tạo ra. Không có bất cứ sự can thiệp nào của bàn tay con người.

– Viên đá không bị sứt mẻ.

– Những viên đá được hình thành nhờ sự kiến tạo địa chất, qua những quá trình biến đổi khí hậu sự va đập, bào mòn & phong hóa bởi điều kiện thiên nhiên. Những loại đá suiseki (Xem định nghĩa đá suiseki) này được người chơi sưu tầm thông thường từ các con sông, dòng suối.

– Chỉ cần một viên đá cảnh để diễn tả đủ nội dung hay chủ đề mà chủ sở hữu muốn truyền tải tới người thưởng ngoạn.

– Tinh thể khoáng chất không thuộc thể loại này.

– Nét đẹp của đá cảnh thể hiện bởi cả đường nét bên ngoài và nét đẹp nội tâm.

– Màu sắc chủ đạo của đá thường là màu đen, màu đậm…

– Da của đá cũng có tác động lớn đến cảm xúc của chủ nhân và người thưởng ngoạn.

– Tuổi đá được xác định qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là giai đoạn viên đá được hình thành (Nơi lượm viên đá). Giai đoạn 2 là khi viên đá được mang về nhà của chủ nhân để chùi rửa và thưởng ngoạn. Một cách dưỡng đá khi được mang ra khỏi nơi xuất xứ là nên đặt chúng ở ngoài trời cùng chung với cây cối để khi mỗi sáng tưới cây ta cũng nhân tiện tưới nước cho chúng. Càng ngày da đá sẽ dần thay đổi, việc cảm nhận này chi có trải nghiệm sẽ giúp bạn nhận ra.

* Đá cảnh chế tác (đá cảnh Biseki):

– Những viên đá cảnh được dùng máy mài lột phần vỏ và được đánh bóng. Trong quá trình chế tác nếu giữ được dáng tự nhiên của viên đá thì càng tốt, nhưng thường được tạo tác theo ý muốn người chủ sở hữu.

– Do được gọt giũa, mài bóng nên đá cảnh loại này không còn sứt mẻ.

– Đá đồi hay đá nước đều dùng được vì người chế tác khi mài bóng sẽ cho ta vân sắc đẹp do chất đá mang lại.

– Không hạn chế số lượng viên hay chủ đề hay tác phẩm.

– Đá hay khoáng đều được.

– Loại đá này phải lột da để tìm nét đẹp từ chất liệu bên trong của chất đá.

– Màu sắc của loại đá này càng sặc sỡ thì càng tốt.

– Vân thạch trên đá được ưa chuộng hơn là hình tượng bởi người chơi đá cảnh.

– Kiến trúc của chất đá ảnh hưởng đến cảm xúc của con người.

* Giải thích:

Kiến trúc đá cảnh chính là da đá, mặt da sần sùi hay láng bóng…
Vân thạch = đá có vân nổi hay chìm, có khi vân bằng thạch anh màu trắng, hay đá có nổi phù điêu, hay chất đá kết tinh tạo hình thù bằng các loại khoáng chất chứa trong đá. Loại này giống như tranh vẽ.
Hình tượng = loại đá có hình không gian 3 chiều.
Phong hóa = ăn mòn, bào mòn, bởi nước, không khí, cát…
Khoáng chất khác với đá là vì khoáng chất là một chất còn đá thường từ 2 hay nhiều khoáng chất tạo thành. Ví dụ: Thạch anh là khoáng chất, pridot là khóang chất, olivine là khoáng chất nhưng trong thành phần của đá Bazan lại có cả 3 loại khoáng trên.

* Tham khảo một số mẫu đá cảnh suiseki của www.suiseki.vn:

26suiseki1B17

Đá cảnh nguyên bản Núi hồ 1B1726

24suiseki1B17

Đá cảnh nguyên bản Núi mây 1B1724

6suiseki1B17T

Đá cảnh nguyên bản Tôn Ngộ Không 1B176

Bạn đọc có nhã hứng muốn trao đổi thêm về đá cảnh hãy liên hệ Hiệp tôi qua thông tin sau:

Hotline: 0913 916 457 – Ninh Hữu Hiệp  – Email: hiepninh46@gmail.com